Hôm nay, thiết kế tem nhãn sản phẩm sẽ cùng bạn đọc nhìn lại cách xử lý vi phạm về nhãn sản phẩm của chi cục quản lý thị  trường trong những năm trước.

Tìm hiểu xử lý vi phạm về nhãn sản phẩm

Tìm hiểu xử lý vi phạm về nhãn sản phẩm

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về decan thiếc

Nhiều sai phạm

Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh, 6 tháng đầu năm 2013, tổng số vụ kiểm soát mà Chi cục QLTT tỉnh đã thực hiện là 2.250 vụ với tổng số tiền phạt vi phạm trên 3,7 tỷ đồng, bằng 86,8% so với cùng kỳ năm 2012. Lỗi vi phạm hoạt động kinh doanh phổ biến là: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (110 vụ); kinh doanh không đúng nội dung, mặt hàng đã đăng ký (20 vụ); không cung cấp đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (740 vụ); không đảm bảo điều kiện kinh doanh (30 vụ); không có giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu thuốc lá (35 vụ)… Bên cạnh lỗi vi phạm về việc không cung cấp đủ chứng từ, tài liệu thì lỗi vi phạm về nhãn mác hàng hóa chiếm tỷ lệ cao với 136 vụ. Ông Lương Viết Tịnh – Đội trưởng Đội quản lý chống buôn lậu và chống hàng giả (Chi cục QLTT tỉnh) cho biết: “Ở lỗi vi phạm nhãn mác hàng, trên địa bàn tỉnh, người buôn bán thường ghi nội dung không đúng quy định, nhãn rách mờ, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ, nhãn phụ ghi không đầy đủ các nội dung trên hàng hóa như tên hàng hóa bằng nước ngoài, ghi thiếu hướng dẫn sử dụng, thiếu ngày sản xuất, hàng nhập khẩu thiếu tên hàng hóa bằng tiếng Việt…”.

>>> Dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Khó xử lý

Thực tế các đợt kiểm tra cho thấy, ý thức chấp hành các quy định về tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, nhãn hàng hóa tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thời gian qua có những chuyển biến đáng kể. Những vụ vi phạm lớn về nhãn mác hàng hóa mà Chi cục QLTT tỉnh phát hiện và xử phạt đều đang ở trong tình trạng lưu thông, tức là phát hiện khi phương tiện giao thông chở hàng sai phạm đi ngang qua địa phận tỉnh; ít phát hiện ở tình trạng tiêu thụ hàng hóa, nếu có thì số lượng nhỏ, không đáng kể. “Hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng thiếu trọng lượng, hàng quá đát, quá hạn sử dụng không xuất hiện phổ biến như các năm trước. Trật tự kỷ cương trong kinh doanh thương mại được thiết lập, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp, hỗ trợ cho sản xuất trên địa bàn tỉnh phát triển” – ông Nguyễn Văn Công, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh cho hay. Tuy nhiên, vẫn còn cơ sở kinh doanh hàng hóa không đạt yêu cầu về đo lường, nhãn hàng hóa ghi chưa đầy đủ, đặc biệt là tình trạng sử dụng phương tiện đo dùng trong mua bán nhưng không kiểm định định kỳ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và lợi ích người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vấn đề vừa nảy sinh trong thời gian gần đây lại xuất phát từ chính sách, pháp luật trong quản lý, xử phạt vi phạm hành chính. Ông Lê Cần – Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: “Hiện nay, Chi cục QLTT đang tạm dừng các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên địa bàn do gặp khó trong khâu xử phạt hành chính. Bởi Luật Xử phạt vi phạm hành chính bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.7, nhưng các điều khoản xử phạt vi phạm hành chính lại căn cứ theo pháp lệnh đã không còn giá trị. Ấn lệnh không có, làm việc biết căn cứ vào đâu?”. Trong khi đó, nhận thức của người kinh doanh và sự am hiểu của người tiêu dùng đối với các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực chất lượng, nhãn mác hàng hóa còn hạn chế. Đơn cử như mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em dù không được gắn chứng nhận chất lượng, dấu hợp quy nhưng rất nhiều người tiêu dùng vẫn vô tư dùng. Khi xảy ra chuyện mới vỡ lẽ và đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng tuy ra mắt được một thời gian nhưng vì không có kinh phí, công cụ nên hoạt động mờ nhạt, không thể hiện vai trò bảo vệ người tiêu dùng… 

Hãy liên hệ với chúng tôi để có được tem sản phẩm tốt nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.

Chúc các bạn thành công!

>>> Một số dịch vụ khác: