Duy trì quan hệ tốt với khách hàng là tạo ra một điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp củng cố hình ảnh của mình và củng cố lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể chống đỡ tốt hơn với các cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhiều doanh nghiệp làm rất tốt việc theo đuổi quan hệ với khách hàng nhưng lại không nuôi dưỡng được quan hệ đó lâu dài. Hôm nay, thiết kế nhận dạng thương hiệu xin bật mí với bạn đọc 10 cách đẩy mạnh nhãn hiệu ít tốn kém, cùng đón xem nhé.
>>> Xem thêm: Các mẫu thiết kế logo theo kiểu “tả thực”
Không ít người nghĩ rằng việc xây dựng nhãn hiệu đòi hỏi phải có một ngân sách lớn. Tuy nhiên, John Williams, một chuyên gia tư vấn về quảng cáo có 25 năm kinh nghiệm, là Chủ tịch của LogoYes.com (một trang web chuyên giúp các doanh nghiệp tự thiết kế logo lớn nhất thế giới). Ông đưa ra những cách dưới đây để giúp các doanh nghiệp có ngân sách tiếp thị hạn hẹp vẫn có thể làm mạnh nhãn hiệu của mình:
1. Xây dựng một chương trình liên kết.
Một chương trình liên kết tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn là khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Việc xây dựng chương trình liên kết đặc biệt có tác dụng đối với các doanh nghiệp chuyên về thương mại điện tử. Thông qua các liên kết với các trang web quảng cáo có chi phí thấp (như quảng cáo dạng “pay-per-click” -tức là người quảng cáo chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo khi có khách hàng nhấp vào các đường dẫn đến trang web của mình), doanh nghiệp có thể tăng lượng khách hàng ghé thăm trang web của mình trong một thời gian ngắn.
2. Khởi xướng hay tham gia đóng góp nội dung cho một nhật ký Internet (blog).
Nên tìm một blog trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều người truy cập, và tải lên blog đó những bài viết về doanh nghiệp. Những bài viết này phải có tính liên quan và có thể tạo ra sự chú ý của khách hàng. Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện đặc điểm riêng của doanh nghiệp.
3. In logo lên các tờ nhãn hay miếng dán (sticker) và đính chúng lên các văn bản giao tiếp với khách hàng.
Những thông tin trên các miếng dán thường gây sự chú ý rất cao. Nội dung của các miếng dán này không cần phải quá cầu kỳ, nhưng chúng phải có logo và màu sắc của doanh nghiệp.
4. Đính kèm câu khẩu hiệu vào phần chữ ký của thư điện tử.
Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn một câu khẩu hiệu để giúp phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh khác thì nên nghĩ ra một câu và sử dụng nó cho mục đích xây dựng nhãn hiệu. Có thể quảng bá câu khẩu hiện này một cách đơn giản như nói trên.
5. In logo lên các vật dụng không quá đắt tiền như nón, túi xách.
Nên chọn những vật dụng thiết thực và mua với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí. Có thể phát những vật dụng này cho các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và cả các nhà cung cấp mỗi lần ghé thăm họ.
>>>Tham khảo: thiết kế brochure
6. Gửi bản tin bằng thư điện tử cho các khách hàng.
Trong những bản tin như vậy, ngoài bài viết của doanh nghiệp, có thể chỉ ra các đường dẫn đến các bài viết khác có liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp theo đuổi. Đây là một cách làm khá hiệu quả để củng cố hình ảnh của doanh nghiệp một cách thường xuyên.
7. Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn với báo chí chuyên ngành hay của địa phương mà khách hàng mục tiêu thường đọc nhất.
Nên thể hiện tính tiên phong của mình trong việc đưa ra những nhận định, dự báo về triển vọng, các xu hướng liên quan đến ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Thăm khách hàng vào những dịp lễ và tặng họ những món quà nhỏ.
Có thể gắn logo của doanh nghiệp lên những món quà này. Những món quà như vậy thường sẽ gây ngạc nhiên cho khách hàng và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp.
9. Cảm ơn khách hàng đã giao dịch, đã đưa ra những phản hồi, ý kiến đóng góp về sản phẩm hay dịch vụ.
Nên gọi điện thoại, gửi thư điện tử cho khách hàng để cảm ơn hoặc ghé thăm họ trực tiếp nếu thời gian cho phép.
10. Bảo đảm tất cả các tài liệu quảng bá, tiếp thị phải nhất quán, tương đồng về hình ảnh.
Các tài liệu, vật dụng như danh thiếp, đồ dùng văn phòng, bảng hiệu, bao bì, brochure và trang web của doanh nghiệp phải thể hiện tên, logo và câu khẩu hiệu một cách nhất quán.
Về bản chất, xây dựng nhãn hiệu chính là xây dựng lòng tin từ khách hàng. Điều này đòi hỏi phải có thời gian và sự nhất quán chứ không cứ phải nhờ cậy đến một ngân sách tiếp thị khổng lồ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !
>>> Các dịch vụ chúng tôi cung cấp: