Cho logo của thương hiệu vào “xó bếp” và không cần đến Logo để quảng bá nhưng thương hiệu Bottega xứ Veneto đã tự định hình phong cách của riêng mình.

Mỗi thương hiệu thời trang cao cấp có cách phát triển khác nhau nhưng tựu chung đều chọn một con đường mang tính thương hiệu để làm nổi bật bản thân giữa những giá trị tương đồng mà đối thủ có thể mang lại.

Không cần Logo nhưng những sản phẩm của Bottega Veneta luôn tôn vinh phong cách của người sử dụng.

Không cần Logo nhưng những sản phẩm của Bottega Veneta luôn tôn vinh phong cách của người sử dụng.

Ở Bottega, thứ làm nên tên tuổi của nhà mốt chính là dòng slogan từ năm 1979 – “When your own initials are enough” (Chỉ cần tên viết tắt của bạn là đủ) – lời tuyên bố rằng thương hiệu này sẽ làm hết mình để tôn vinh khách hàng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, những chiếc túi của Bottega Veneta vẫn có logo nho nhỏ, tinh tế.

Còn tới thời đại của Tomas Maier, ông đã làm điều mà chưa một thương hiệu nào dám làm trước đó: Không cần Logo và cho logo của nhà mốt vào… xó bếp.

Có sai trái không khi phát triển một thương hiệu mà không quảng bá cho logo của chính nó? Câu trả lời là một tràng cười ngạo nghễ tới từ Tomas Maier: Kẻ trần tục nào lại cần logo khi mà họ đã có Intrecciato?

Bottega Veneta: Cánh chim kiêu hãnh xứ Veneto

Bottega Veneta: Cánh chim kiêu hãnh xứ Veneto

Thực tế, Bottega Veneta ghi điểm chủ yếu bằng kỹ thuật làm da có một không hai cộp mác hãng. Intrecciato là phương pháp đan các dải da mảnh (fettuccia) vào phía trên một mảng da lớn, khiến cho bề mặt da có được độ cứng cáp và bền bỉ vượt thời gian. Đồng thời, phương pháp này tạo cho túi của Bottega có một hình thái đặc trưng, khiến các tín đồ của Bottega nói chung và thời trang cao cấp nói riêng “chỉ nhìn đã thấy người quen”.

Dần dà, kỹ thuật đan da Intrecciato được Maier phát triển thành một quy ước thời trang ngầm, giúp người mua hàng không cần đến những logo hào nhoáng vẫn có thể nhớ đến những chiếc túi được thiết kế cầu kỷ, tỉ mẩn hay dòng ví Knot đơn giản nhưng sang trọng cộp mác BV Home. Intrecciato góp phần hoàn thiện slogan nguyên bản của Bottega vào năm 1979, khiến nhà mốt này lấy lại keyword chính của mình: “đẳng cấp” và “chất lượng”.

Công cuộc chấn hưng của Tomas Maier thành công bước đầu khi ông định nghĩa lại cuộc chơi của Veneta, và từ Veneta, Tomas tạo ra “Vendetta” – mang nghĩa “phục hận”. Nghe có vẻ gay gắt, kỳ thực Maier chỉ đơn giản là duy trì thiết kế và kỹ thuật chế tác da vượt thời gian của mình, đồng thời qua mỗi mùa, từng chiếc Knot, The Lauren 1980, Umbria hay Darling lại được biến tấu với các phiên bản mới và giữ lại giá trị nguyên bản của nhà mốt.