Trong bài viết này , các bạn hãy cùng thiết kế logo thương hiệu tìm hiểu vụ biểu tượng Olympic nhái logo của nhà hát Bỉ.
>>> Tin liên quan:
Một nhà thiết kế Bỉ-ông Olivier Debie đã bày tỏ trên mạng xã hội về việc logo Olympic 2020 được công bố ngày 24-7-2015, giống với logo do chính studio ông đã thiết kế năm 2011 cho nhà hát Bỉ Liege Theatre và được công bố năm 2013.
“I cannot judge whether it was stolen or inspired by my work. I’m consulting with my lawyer” – Olivier Debie cho biết.
Tạm dịch : “Tôi không thể đánh giá liệu nó có phải là ăn cắp hay lấy cảm hứng từ logo của tôi. Tôi đang tham khảo ý kiến với luật sư của tôi “
Nhà thiết kế Olivier Debie đã thuê luật sư và cho biết họ sẽ liên lạc với Ủy ban Thế vận hội Quốc tế và của Tokyo để xác minh về nghi án đạo ý tưởng này.
Cả hai logo đều có một hình chữ nhật đứng ở chính giữa và hai tam giác khuyết được đặt đối xứng hai đầu. Đối với thiết kế logo Thế vận hội Olympic 2020 thì đây là hình ảnh chữ T, đại diện cho Tokyo, đại diện cho câu slogan “Tokyo Team Tomorrow”, còn đối với thiết kế của ông Olivier Debie thì đây là chữ T và L, đại diện cho Liege Theatre (Nhà hát Liege).
Về màu sắc, các logo do ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 (công bố 24-7-2015) thì logo của Thế vận hội Olympic 2020 có năm màu đỏ, đen, vàng kim và xám trên nền trắng, với vòng tròn màu đỏ là đại diện cho ý nghĩa mặt trời mọc của Nhật Bản và cũng là lá cờ của Nhật. Còn logo của Liege Theatre (Nhà hát Liege) có hai màu trắng trên nền đen.
Olivier Debie đã đăng 1 video trên Twiiter của mình để thể hiện sự ngac nhiên về sự trùng khớp giữa 2 logo trên. Trong 1 bài riêng biệt của mình, studio của Olivier Debie cũng ngạc nhiên khi xác nhận : “Có một sự tương đồng rõ rệt giữa hai biểu tượng.”
>>> Xem thêm: Thiết kế brochure chuyên nghiệp
Về phía ban tổ chức , ông Masanori Takaya đã đại diện tuyên bố logo đã được đăng ký bản quyền quốc tế.
“Trước đó tôi không hề nghi ngờ gì về thiết kế này và tôi chắc chắn đã không tham khảo biểu tượng kia khi tôi thiết kế biểu tượng này” – nhà thiết kế người Nhật Kenjiro Sano, tác giả của biểu tượng Olympic 2020, nói.
Tuy nhiên ngay sau đó, ông Kenjiro Sano sau khi bị chất vấn đã thừa nhận có sử dụng các “tư liệu trực tuyến”. Điều này là không được phép và ban tổ chức đã buộc phải hủy bỏ logo.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi !
Chúc các bạn thành công !
>>> Dịch vụ cung cấp: