Slogan là gì? Nói một cách đơn giản thì đó là một câu nói ngắn gọn, dễ nhớ nhưng mang thông điệp đại diện cho cả thương hiệu, thôi thúc và khơi gợi quyết tâm trong toàn thể cán bộ, nhân viên. Cùng với tên thương hiệu và logo, slogan giờ đây đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị, giúp thương hiệu đi sâu vào tâm trí của khách hàng, là một thông điệp truyền tải ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dể nhớ, dể hiểu, có sức thu hút cao về ý nghĩa, âm thanh, là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu với khách hàng.
Để hình thành một slogan cho công ty, cho thương hiệu nào đó, đòi hỏi phải có một quy trình chọn lựa, thấu hiểu sản phẩm, các lợi thế đặc thù sản phẩm, mong muốn của khách hàng đến sản phẩm đó, đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường, mức độ truyền tải thông điệp khi đã chọn slogan đó để định vị trong tâm trí của khách hàng bất cứ lúc nào.
Slogan được coi như là một tài sản vô hình của Công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là những công ty đa quốc gia, những câu tuyên ngôn chính thức của doanh nghiệp về triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp… có ý nghĩa hết sức quan trọng, thường được đưa lên trang web chính thức của doanh nghiệp, được đặt ở những nơi trang trọng tại trụ sở doanh nghiệp, được thường xuyên truyền thông rộng rãi cho cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Đây là một trong những cách thức “làm PR” hiệu quả mà doanh nghiệp thường áp dụng để giới thiệu và nâng cao hình ảnh, uy tín của mình.
Ở Việt Nam, rất ít doanh nghiệp chú trọng đến các câu tuyên ngôn vì cho rằng chúng không đem lại lợi ích gì. Thế nhưng, hiểu đúng bản chất, mục đích, ý nghĩa, và giá trị của các câu tuyên ngôn này là hết sức cần thiết vì việc truyền thông chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Nền tảng tư tưởng cao nhất của doanh nghiệp là triết lý kinh doanh, được hiểu là quan điểm chính thức của doanh nghiệp về vấn đề kinh doanh: kinh doanh để làm gì, mục đích, tôn chỉ, triết lý tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là các câu tuyên ngôn không nên là những lời tuyên bố sáo rỗng, chỉ thể hiện được phần “xác” qua hình thức phông chữ, màu sắc, nơi bố trí…, mà chúng phải được thổi “hồn” để tạo cảm xúc và khơi gợi cả niềm tin lẫn quyết tâm. Những câu tuyên ngôn có “hồn” không chỉ là kim chỉ nam hành động cho doanh nghiệp, mà còn là lời hứa thiêng liêng của doanh nghiệp đối với khách hàng, cộng đồng và chính người lao động trong doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sáng tác Slogan, những chuyên gia của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những giả pháp slogan ý nghĩa và hiệu quả nhất.