Trước xu thế hội nhập kinh tế cầu hiện nay, các doanh nghiệp ViỆT Nam đang đứng những cơ hội và thách thức cạnh tranh lớn lao. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu là điều quan trọng và có giá trọ cốt lõi trong việc khẳng định vị thế của doanh nghiệp, là sự sống còn của doanh nghiệp trước sân chơi hội nhập. Đâu là những thách thức mà chúng ta sẽ phải đối mặt? Đâu là những cơ hội mà chúng ta phải tìm cách nắm lấy? Chúng ta cần làm gì để phát huy những nội lực sẵn có của mình thành những điểm mạnh để chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh?
Trong công cuộc hội nhập, Việt Nam hiện đang sở hữu một tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và liên tục, bền vững qua nhiều năm. Và trong tiến trình hội nhập này, các thương hiệu của doanh nghiệp chắc chắn sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Quốc gia càng lớn mạnh thì càng sở hữu nhiều thương hiệu mạnh và ngược lại. Trong bối cảnh tòan cầu hóa ngày nay, các thương hiệu mạnh chính là những dấu chỉ cho sức mạnh đất nước. Xuất phát từ những nhận thức như trên, việc phải làm gì để các thương hiệu Việt Nam ngày càng “tỏa sáng” đã và đang trở thành một nhiệm vụ có tính thời sự cao và cấp thiết đối với tất cả chúng ta. Bạn bè quốc tế của chúng ta đã biết đến một Việt Nam bất khuất trong lịch sử, anh hùng trong chiến tranh, nhưng rất nhiều người còn chưa biết đến một Việt Nam giàu mạnh trong thời bình.
Chúng ta không được chậm trễ trong việc xây dựng những thương hiệu có đủ sức cạnh tranh trước những thương hiệu nước ngoài đang sát nhập vào thị trường của chúng ta. Chúng ta phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa và vai trò của thương hiệu, nhãn hiệu, để không bỏ lỡ cơ hội hội nhập cùng bạn bè các nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, thương hiệu còn có tác dụng thiết lập chỗ đứng của DN, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của DN, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường; thể hiện trách nhiệm của DN với khách hàng, góp phần nâng cao giá trị của DN. Mặt khác, khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương hiệu có uy tín, khách hàng có thể xác định được nguồn gốc của sản phẩm tạo nên được tâm lý tin cậy. Vì vậy, để làm được việc này cần nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhà nước cần có chương trình tổng thể mang tầm quốc gia nhằm tăng cường nhận thức và hỗ trợ DN trong quá trình xây dựng, bảo vệ thương hiệu, quảng bá, phát triển thương hiệu; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN đăng ký thương hiệu; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu thương hiệu. Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các DN cần chủ động trong việc cải tiến mẫu mã, giữ chữ tín bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu NTD trong nước và xuất khẩu; xây dựng văn hóa kinh doanh, đấu tranh mạnh với nạn hàng giả, hàng nhái…