Bạn có một ước mơ, một hoài bảo kinh doanh rộng mở. Bạn muốn biến giấc mơ và hoài bảo đó thành một thương hiệu. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy thiết kế ngay cho mình một thương hiệu đủ mạnh để biến giấc mơ của bạn thành hiện thực.
Thiết kế thương hiệu là nền tảng đầu tiên và khó khăn nhất cho quá trình lập nên kế hoạch kinh doanh, là một khâu vô cùng quan trọng để tạo nên hình ảnh công ty.
Định nghĩa thương hiệu: là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, thiết kế, hay sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt họ với những người bán khác.
Để xây dựng thương hiệu thành công, bạn phải hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Xây dựng một thương hiệu cũng như một trận chiến đấu để dành niềm tin từ phía khách hàng.
Cửu Long sẽ tư vấn cho bạn các bước để tạo nên một thương hiệu thành công
Bạn phải xác định thương hiệu của bạn dành cho đối tượng nào, bạn sẽ tạo ra một nền tảng cho các thành phần khác để bắt đầu xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi sau:
Bạn cung cấp những sản phẩm/dịch vụ nào? Xác định chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ đó.
Giá trị cốt lõi của các sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì? Giá trị cốt lõi của công ty bạn là gì?
Sứ mệnh của công ty bạn là gì?Công ty bạn chuyên về lĩnh vực nào?
Ai là thị trường mục tiêu của bạn?
Khẩu hiệu của công ty bạn là gì?
Thương hiệu bao gồm các đặc trưng, hình ảnh và giá trị cốt lõi của thương hiệu đó. Để xác định mục tiêu thương hiệu, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
Bạn muốn thương hiệu của bạn làm gì cho công ty?Bạn muốn những người khác biết gì và nói gì về các sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Khi đã xác định được mục tiêu, bạn có thể lập kế hoạch để đạt mục tiêu đó. Bước tiếp theo là xây dựng và phát triển chiến lược thương hiệu của bạn bằng cách trả lời câu hỏi như thế nào, khi nào và cái gì bạn định làm để đáp ứng những mục tiêu đó.
Sức mạnh thương hiệu của bạn phụ thuộc vào khả năng tập trung của thương hiệu đó thế nào. Việc xác định được thị trường mục tiêu sẽ giúp thương hiệu của bạn tăng tính tập trung và đạt hiệu quả tốt hơn.
Để xác định thị trường mục tiêu, bạn cần phải thực hiện phân tích thị trường chi tiết để có được những dữ liệu cần thiết. Những câu hỏi sau sẽ là gợi ý để bạn thực hiện việc phân tích đó:
Ai là khán giả mục tiêu của bạn?
Khán giả mục tiêu của bạn ở đâu?
Họ nghĩ gì về thương hiệu hiện nay của bạn?
Bạn muốn họ nghĩ về thương hiệu của bạn?
Làm cách nào bạn có thể thu hút họ vào các sản phẩm/dịch vụ của mình?
Có thương hiệu nào khác đang cạnh tranh với bạn?
Bạn đang nhắm vào thị trường doanh nghiệp hay người tiêu dùng?
Khi đã tạo ra chiến lược thương hiệu dành cho sản phẩm/dịch vụ, bạn cần xác định những rào cản cơ bản có thể phải đối đầu. Những rào cản này là các điều kiện thị trường khiến sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể bị thất bại. Bạn cần bỏ thời gian phân tích tỉ mỉ về các sản phẩm/dịch vụ của mình. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
Bạn có thị trường ngách nào không? Những vấn đề gì các sản phẩm/dịch vụ của bạn cần giải quyết?
Làm cách nào bạn xác định được giá của các sản phẩm/dịch vụ ấy?
Khách hàng tiềm năng của bạn là ai và bạn có thể tìm họ ở đâu?
Đối thủ lớn nhất của bạn là ai? Bạn có thể làm gì tốt hơn họ?
Bạn nên quảng cáo như thế nào? Bạn sẽ tìm thấy thị trường mục tiêu ở đâu? Bạn sử dụng các phương tiện truyền thông mới hay truyền thống?
Hình ảnh thương hiệu sẽ xuất hiện thông qua việc giới thiệu của bạn. Làm thế nào để giới thiệu thương hiệu, để nó là một phần không thể thiếu trong công việc kinh doanh và để tạo ra một nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu? Bạn có thể đánh giá việc giới thiệu thông qua những công cụ phổ biến sau:
+ Logo thương hiệu
+ Bao gói sản phẩm
+ Danh thiếp và đồ dùng văn phòng
+ Trang web
+ Địa chỉ email
+ Đồng phục nhân viên
Những công cụ này có thể nói lên rất nhiều điều về hình ảnh cũng như những điểm mạnh và điểm yếu trong thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ đánh giá công ty bạn dựa trên những công cụ đó. Vì vậy, nếu muốn thành công trong chiến lược phát triển thương hiệu, hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất.
Cửu Long sẽ cùng bạn giải quyết những khó khăn cũng như vạch ra những thuận lợi, giúp bạn có được một thương hiệu có thể cạnh tranh với các đối thủ khác chung một thị trường.