Hôm nay, thiết kế logo công ty xin chia sẻ khái niệm về thiết kế phẳng với bạn đọc.

Tìm hiểu thiết kế phẳng

Tìm hiểu thiết kế phẳng

>>> Bài viết liên quan: Nguyên nhân thiết kế phẳng lên ngôi

Thuật ngữ thiết kế phẳng mới được phổ biến trong vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng trở thành một xu hướng chủ đạo của tương lai. Sắp tới đây, thiết kế phẳng sẽ lại xuất hiện một lần nữa trên một trong những sản phẩm đình đám nhất của giới công nghệ chính là iOS 7. Vậy thiết kế phẳng là gì? Và tại sao nó lại trở thành xu hướng của công nghệ trong tương lai.

Để giải thích cho triết lý thiết kế này, nhiều người gắn liền nó với giao diện Metro UI trên Windows 8 nhưng phần lớn chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cũng như tại sao nó lại trở thành xu hướng thiết kế hiện tại. Thiết kế phẳng nhấn mạnh vào sự đơn giản tối đa và đi ngược lại hoàn toàn so với triết lý thiết kế mô phỏng (skeuomorphic) đề cao cái đẹp và đồ họa phức tạp. Thiết kế phẳng ra đời từ trước khi Microsoft phát triển Windows 8 nhưng không thể phủ nhận rằng Microsoft đã góp phần phổ biến nó rộng rãi hơn.

>>> Dịch vụ hay: nhan dang thuong hieu

Thiết kế phẳng là gì?

Về định nghĩa, thiết kế phẳng là một phương pháp không sử dụng thêm bất kỳ hiệu ứng nào trong thiết kế như đổ bóng, góc xiên, dập nổi, độ dốc cùng các yếu tố khác góp phần tạo nên độ sâu, nét nổi bật của thiết kế trên màn hình để tạo nên những hình ảnh đơn giản hơn. Bản thân cái tên “phẳng” của kiểu thiết kế này cũng đã bao hàm ý nghĩa không chứa những yếu tố 3D. Thiết kế phẳng cũng được coi là có họ hàng với Minimalist, một phong cách thiết kế theo trường phái tối giản

Thiết kế phẳng (flat design) được coi là một triết lý thiết kế theo chủ nghĩa tối giản, tức mọi thành phần đồ họa được làm cho đơn giản nhất với những đặc tính như màu sắc rõ ràng, góc cạnh, không gian mở và tất cả được thể hiện dạng hai chiều. Một ví dụ điển hình về giao diện phẳng mà bạn có thể thấy rõ nhất là Metro UI trên hệ điều hành Windows 8 của Microsoft hoặc giao diện trên hệ điều hành Windows Phone. Ở màn hình chính, bạn sẽ thấy một giao diện với những mảng màu tách biệt nhau hoàn toàn, chúng không được thiết kế dạng ba chiều hay dạng mô phỏng (skeuomorphic) mà ở đó sự đơn giản được đặt lên hàng đầu.

Triết lý thiết kế này ra đời gắn liền với phong cách tối giản (minimalist) tuy nhiên sự đơn giản không có nghĩa thiết kế phẳng gây nhàm chán cho người dùng. Trong triết lý thiết kế phẳng, những thành phần đồ họa đẹp mắt và chi tiết được xem như là không cần thiết. Nếu một yếu tố nào đó coi như không có tác dụng thì nó sẽ gây rắc rối cho trải nghiệm người dùng. Đây chính là lý do mà sự tối giản được đề cao trong thiết kế phẳng. Hơn thế nữa, các màu sắc có độ tương phản cao sẽ gây sự chú ý tốt hơn và hướng mắt người dùng tới vị trí đó.

Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết của chúng tôi. Chúng tôi sẽ còn nhiêu bài viết hay nữa. Hãy liên hệ với chúng tôi đế chúng tôi giúp bạn có được logo ưng ý nhất.

>>> Dịch vụ uy tín: